LỤM LẶT ĐÓ ĐÂY
"Sức khỏe của người là hạnh phúc của ta"
CUỘC SỐNG CÓ BAO LÂU MÀ HỮNG HỜ
CUỘC SỐNG CÓ BAO LÂU ĐÂU MÀ HỮNG HỜ
Khi chán nản, hãy nghĩ xem mình còn lại bao nhiêu ngày để dằn vặt, còn bao nhiêu thời gian để phung phí? Vui, một ngày cũng qua đi, buồn một ngày cũng kết thúc. Nếu nhận ra điều này hẳn sẽ không dễ dãi để cuộc sống mình âm u nữa.
Khi phiền muộn, hãy nghĩ xem thật ra cuộc sống là những phép trừ, gặp nhau một lần là ít đi một lần, sống hết một ngày là giảm đi một ngày, có gì đáng để phí hoài? Không quên tình nghĩa, không nghĩ thị phi, không chấp oan trái, không nợ nần ai, không thẹn với lương tâm là được.
Khi thấy bi thương, hãy xem cuộc sống là một hành trình, chúng ta đến đây hai tay trắng thì rời đi cũng sẽ như vậy, không thể mang theo dù chỉ là hạt bụi hay một áng mây bay. Hiểu rõ điều này rồi thì có gì phải bận tâm mà phiền lòng?
Khi không được như ý, hãy so sánh với sự bận rộn của những người giàu có, chúng ta sống biết đủ chính là niềm hạnh phúc. Rồi nhìn qua những người đang đau khổ trong bệnh viện, chúng ta vẫn mạnh khỏe chính là niềm hạnh phúc. Và hãy xem trên thế giới một giây có bao nhiêu người phải rời đi, chúng ta vẫn còn sống chính là niềm hạnh phúc… Con người muốn có một đời sống khỏe thì tâm phải đơn giản, thân phải nhẹ nhàng.
Nói nhiều thì tổn thương người, tính nhiều thì tổn thần khí, chi bằng đừng so đo nữa, làm một người vui vẻ dễ chịu, không thẹn với lòng!
Vì vậy làm người, còn sống được là tốt 😄😄
___Tâm An___
TRIẾT LÝ VIÊN KẸO
TRIẾT LÝ VIÊN KẸO
Khi xới cơm, mẹ mình thường nhường cha phần cơm trắng rồi ăn phần có lẫn cơm cháy. Ban đầu cha hơi ngại xen lẫn chút biết ơn. Thấy vậy, mẹ liền bảo không sao, “Em cũng thích ăn cơm cháy mà”.
Từ đó cha vui vẻ ăn cơm trắng, mẹ cũng không phàn nàn với chén cơm cứng ngắc, vàng vàng.
Một ngày đi làm về trễ rất mệt, cả nhà ăn cơm trước hết rồi, mẹ giở nồi cơm ra thì oà khóc vì chỉ còn toàn cơm cháy.
Cha thì ngơ ngác không hiểu. “Xưa giờ mẹ mày ăn cơm cháy có sao đâu?”
Theo bạn, cha là người sai hay mẹ là người tự tạo bi kịch cho mình?
- - - -
Mình thích xem phim Nguỵ An Lạc, vì cô ấy rất thông minh.
Hoàng thượng yêu hoàng hậu nhưng tại sao bà là người có kết cục bi thương nhất? Vì hoàng hậu thức quạt cả đêm cho hoàng thượng đến rã tay nhưng không một ai biết (thậm chí cả hoàng thượng).
Nguỵ Anh Lạc sống vì bản thân mình nhưng lại luôn được tất cả mọi người yêu thương, bảo vệ - nhất là Hoàng thượng. Vì sao? Vì cô ấy biết loan tin rằng mình không khoẻ nhưng vẫn cố thêu tranh cho mẹ của hoàng hậu, biết thời điểm mấu chốt để cho hoàng thượng cái Người cần.
CỦA CHO KHÔNG BẰNG CÁCH CHO.
“Cách cho” không chỉ là thái độ trân trọng mà hơn cả là đúng thời điểm, là cách thức để món quà trở thành cú hích vào tim người được cho.
TUYỆT ĐỐI đừng cho TRONG IM LẶNG
Bạn xem phim hay thấy ngưỡng mộ nhân vật cao thượng đúng hong? Ừa, mấy người đó khúc cuối thường là “ĐAI” (chết) hoặc suốt phim KHỔ LÊN BỜ XUỐNG RUỘNG, đến khi hạnh phúc thì đã sắp về trời.
Nếu là bạn, bạn thích sống vui, sống hạnh phúc hay là khóc thầm cả đời để lúc chết được vinh danh? Nếu muốn ngàn đời lưu danh thì hãy hy sinh vĩ đại như Bác Hồ hay Phật Thích Ca nhé, chứ thường thường thì vài năm quên hết. Người ta luôn bận nghĩ cho người ta.
Cái đó mấy bà bán cá ngoài chợ gọi là NGU - Ngu một cách cao thượng.
Vậy nhé, tốt vừa vừa chừa cho người khác tốt zí. Cho ai cái gì thì phải để cho người ta CẢM được để mà còn say thanh kiều.
Chúc bạn luôn hạnh phúc và được trân trọng ❤️
“Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm.
Khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn”.
-Huyền Trân-
HOẶC LÀ ĐỪNG NGHĨ, HOẶC LÀ ĐỪNG BUÔNG
Hoặc là đừng nghĩ, hoặc là đừng buông
Trên đời này, khó kiểm soát nhất chính là chuyện tình cảm. Bạn vĩnh viễn không bao giờ biết khi nào tình cảm trong lòng một người sẽ thay đổi, cũng không cách nào níu kéo được một trái tim đã muốn ra đi. Điều duy nhất chúng ta có thể quyết định chính là thái độ của mình trước mối tình ấy ở thời điểm nó đi đến kết thúc: hoặc là dứt khoát chia tay rồi để thời gian chữa lành vết thương lòng, hoặc là đeo bám mãi không buông, tự nhốt mình trong nỗi đau khổ vì một người không còn dành cho mình nữa.
Trong mối quan hệ yêu đương, ngoài học cách tha thứ, phải học cách buông tay. Đừng tiếc thời gian 7 năm 10 năm, quãng thời gian thanh xuân dành trọn cho người yêu cũ để rồi chịu đựng sự phản bội, thay lòng đổi dạ, những lỗi lầm mang tính bản chất mà người kia không cách nào thay đổi.
Mỗi người nên có một giới hạn nhất định, không cho phép ai vượt qua để làm tổn thương chính mình. Nếu bạn sớm buông tay, cho mình khoảng lặng để sắp xếp lại cuộc sống thì nhất định mọi ngày nào đó, người thực sự phù hợp sẽ xuất hiện, khiến cả quãng đời về sau của bạn không phải nặng lòng.
Hôm nay đọc được một đoạn rất hay trong cuốn Hãy khiến tương lai biết ơn vì hiện tại bạn đã cố gắng hết mình như thế này: “Tình cũ giống như ấm trà để qua đêm, dù bạn thích loại trà này, nhưng uống vào có thể làm hại dạ dày. Hãy vứt bỏ những thứ đã biến chất, pha một ly trà mới cho riêng mình, chầm chậm thưởng thức vị ngon của nó, dần dần theo thời gian, bạn cũng sẽ thích hương vị của ly trà mới.”
ST
BẤM HUYỆT CÓ BIẾT BỆNH LÀ GÌ HAY KHÔNG?
Có người hỏi:
- Massage bấm huyệt nhìn như xoa bóp vậy, có biết bệnh của người ta không?
Đáp:
- Biết chứ
Đông y đặt tên nó là : Nhóm huyệt Chẩn Đoán. Các bạn làm Xoa bóp bấm huyệt châm cứu phải rành cái này. Khi rành thì mình sẽ hiểu rõ bệnh nhân mà từ đó đưa ra Phương Huyệt cho hợp lý.
1- Huyệt Mộ - Tức huyệt báo nguy. Ấn vào mà nó đau là cơ thể có bệnh ở đó. Nhiều người hỏi sao hay zậy, chả có gì hay cả, đó là tri thức, tức là có học thì biết.
2- Huyệt Bối Du - Tức các huyệt trên lưng, khi trong mình có bệnh về tạng phủ kinh lạc nào đó thì cái huyệt đó ấn vô nó đau, nhược cơ, cứng cơ...Ví dụ: Huyệt Tâm du đau thì là mệt tim khó thở. Cách du đau là huyết nhiệt, lỏng lẻo là huyết thiếu....
3- Huyệt chẩn Đoán - Tức là ngoài 2 loại trên, có 1 số huyệt đặc biệt thể hiện chính xác bệnh tật nữa:
- Huyệt Hợp Cốc ấn vô đau thì là bệnh ở Đại trường, nên đi thải độc ruột đi, nhiều người ấn vô đau la oai oái, thì đi xét nghiệm máu bảo đảm bị tô đen nhiều lắm. Do đó 1 người y bác sĩ khi ấn vô huyệt này của bệnh nhân, sẽ hỏi BN có đi xn máu chưa, có đi khám định kỳ không? Chứ ko phải cứ cắm đầu cắm cổ châm và bấm.
- Huyệt Lan Vĩ để chẩn đoán bệnh ở ruột thừa hoặc dậm chân xuống thì bn đau tận ruột thừa, hoặc điểm mac berney....
- Bách hội ấn vào đau: Mạch máu não bị trở ngại
- Thiên trụ kèm đau đầu: Dễ tai biến như chơi
- Đại chùy: CHA, bệnh ở mũi, viêm xoang
- Chương môn: Mỡ trong máu, CHA
- Cao hoang du: Suy nhược thần kinh
- Thiên đột: Sắp khàn tiếng, đờm trong họng
- Phong môn: Sắp viêm họng, mũi
- Cự khuyết, Đản trung: Tâm vị ko điều hòa
- Trung cực: hay đau bụng kinh
- Khí xung, bể quan: xuất tinh sớm, tinh trùng kém
- Mệnh môn: Liệt dương hoặc quan hệ xong mệt bỏ mẹ ra.
- Khổng tối: Trĩ, đang đau đít lắm
- Điểm giữa thiên xu và rốn: Sỏi thận
- 2 bên D3-D5 đau: Mất ngủ
- Vùng can du dày lên: Mất ngủ do can dương vượng.
....
Còn nhiều nữa,
Trên đây là thống kê của ông Manaka, Nakatan Yoshio (Nhật Bản).
Xin chia sẻ để cùng nhau giúp ích cho đời
NƠI BÌNH YÊN LÀ...
...Ngồi bên đống lửa thì nóng, ngồi dưới bóng cây thì mát. Vậy nên, không thể nói rằng nếu bạn không thể bình yên ở chỗ này thì không thể bình yên ở nơi khác. Người trí biết chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở để có bình yên thật sự."ST"
BÀI THUỐC VỚI GỪNG
(Bài của bác Nguyễn Trọng Hùng - https://www.facebook.com/permalink.php...
CÁCH LÀM
- Một miếng gừng tươi bằng 4 đốt ngón tay đập dập
- 1/2 thìa cà phê muối (thìa bé bằng móng tay)
- 100ml nước
- 2 thìa ăn cơm mật ong
Muối, gừng, nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 3 - 5 phút. Rót ra cốc cho mật ong vào. Uống nóng trước khi đi ngủ (Bỏ bã đi). Làm xong uống luôn rồi lên giường đi ngủ.
Uống 3 tối (tối nào làm tối đó uống). Rồi nghỉ 7 tối không uống.
Làm và uống tiếp 3 tối, nghỉ 7 tối không uống. Làm và uống tiếp 3 tối lần 3. Sau 1 tháng sức khỏe thay đổi rất nhiều, thâm quầng mắt sẽ hết.
1 tháng sau làm lại như trên. Sau 30 - 45 ngày của lần 2, làm lại lần thứ 3.
LƯU Ý
Trong bài có muối dẫn cái nóng ấm xuống thận rồi, vì vậy không sợ bốc hỏa làm cho ngu đần như một số thầy thuốc phát biểu. Gừng làm nóng ấm, muối dẫn cái nóng ấm đó vào thận, mật ong với gừng giúp thông mạch, nước dẫn các chất trên đi sâu vào từng mạch máu nhỏ li ti. Khi quả thận ấm nóng thì tự nhiên gan mát xuống, các bệnh bắt nguồn từ gan hết, thận ấm thì lọc máu sạch hết cặn bẩn, bổ sung khí trong huyết làm cho hồng hào.
Bản thân bài thuốc không chữa được bệnh nào cả, mà nó chỉ làm ấm thận lên, cho quả thận không bị héo, khô, lạnh. Khi thận ấm lên thì tự hết các bệnh: Đổ mồ hôi tay - lạnh tay chân, cước khi gặp mưa lạnh. Hay bị cảm, sổ mũi, dị ứng, đau bụng khi ăn đồ lạ. Nóng trong, mụn nhọt, mẩn ngứa. Nhức mỏi chân tay khi thay đổi thời tiết, đau khớp. Mất ngủ, ho gió ho khan, ho không rõ nguyên nhân… Tụt huyết áp, rối loạn tiền đình, thiếu máu não. Hậu sản: là sau khi sinh bị cảm, cúm, ốm sốt… gây nên mệt mỏi, biếng ăn, đắng miệng, sút cân… Nếu làm đúng làm đủ, xin giã từ các bệnh kể trên.
QUAY CỔ TAY, bí quyết đơn giản để tự phòng và điều trị nhiều bệnh
Đăng bởi: Diện ChẩnNgày đăng: Tháng Bảy 25, 2016Trong: Bài viết hay, Diện Chẩn, Liệu pháp
Tôi biết thoạt nhiên khi đọc tựa bài này, các bạn sẽ ngạc nhiên vì tại sao mà tôi lại có thể nói như thế. Nhưng nếu các bạn biết được để có những dòng chữ ngày hôm nay, tôi đã phải để ý theo dõi và đã phát hiện ra những điều rất lạ lùng, thú vị và vô cùng lợi ích cho sức khỏe của mọi người từ động tác rất đơn giản này.
Lịch sử về giản thuật Quay cổ tay
Từ năm 2002 đến nay, sự tình cờ phát hiện giá trị của việc Quay cổ tay là lúc tôi bắt đầu đi dạy Diện Chẩn ở Đức. Trong lớp có một học viên nữ người Đức bị vẹo cổ, tôi bèn kêu cố ấy Quay cổ tay xem thế nào. Một lúc sau cô ấy hỏi tại sao mà làm thế thì tôi nói là mình vận dụng thuyết Đồng hình và Đồng tự để trị bệnh vì giữa Cổ tay và Cổ gáy có quan hệ mật thiết với nhau. Do đó khi cổ gáy bị đau và khó quay qua quay lại thì ta Quay cổ tay một lúc, cổ gáy sẽ tự động hết đau. Thế là cô học trò người Đức tin lời tôi nói và làm theo. Sau một lúc quay qua quay lại, cô nói là hết đau rồi. Nhưng điều đặc biệt là khi Quay cổ tay, cô thấy có cảm giác nóng ở cổ gáy và nó chạy xuống vai của cô, rồi một lúc sau thì thấy hoàn toàn hết bị vẹo cổ! Điều này gây ấn tượng mạnh cho tôi, khiến tôi nhớ mãi.
Sau đó trong các lớp dạy tiếp theo, dù là trong nước hay ở ngoại quốc, tôi đều nói học viên thử Quay cổ tay xem cảm thấy thế nào. Hầu hết bạn học viên đều thấy có tác dụng trên cơ thể họ với các phản ứng khác nhau cho các bệnh khác nhau. Tôi nhớ có lần tôi dạy cho những học sinh Nhật Bản, thì khi Quay cổ tay chừng 3 phút sau là cả lớp đều rất buồn ngủ.
Theo nguyên lý Đồng ứng của Diện chẩn thì cổ tay đồng ứng với cổ, do đó các bệnh chứng ở khu vực cổ, gáy sẽ được chữa khỏi bằng Quay cổ tay. Một yêu cầu quan trọng trong việc Quay cổ tay chữa bệnh cho cổ, gáy là khi quay bàn tay, ngón tay cái phải nằm trong 4 ngón tay còn lại, thì bàn tay mới đồng hình/đồng ứng với đầu, hiệu quả chữa bệnh cho cổ, gáy, đầu mới đạt được. Còn trường hợp ngón tay cái chìa ra, nằm ngoài 4 ngón kia thì bàn tay lại đồng ứng với quả tim, tức chỉ liên quan đến các bệnh về tim.
Điển hình là một trường hợp khiến tôi ấn tượng nhiều nhất về kết quả đạt được từ động tác Quay cổ tay là ca thoái hóa đốt sống cổ của một ông bạn. Ông nói với tôi là đã được Bác sĩ khám và đã có chỉ định phải giải phẫu. Nên ông sợ quá và đến tìm tôi để nhờ tôi chữa bệnh. Một phần vì làm biếng, một phần vì tò mò muốn biết xem giản thuật Quay cổ tay có thể chữa được bệnh này không. Nên tôi liền hướng dẫn ông ấy cách Quay cổ tay như sau: mỗi lần quay độ 200 cái, ngày quay 3 lần. Sau đó 2 năm, khi tình cờ gặp lại, tôi hỏi ông cổ gáy ông lúc này ra sao rồi? Ông bảo đã hết lâu rồi mà không phải giải phẫu gì cả. Đó là nhờ tập Quay cổ tay theo cách ông đã hướng dẫn cách đây 2 năm. Tôi hỏi ông làm trong bao lâu thì hết bệnh. Ông nói khoảng 2 – 3 tuần gì đó. Rồi ông còn nói thêm là ông có chỉ cho người quen làm, rồi cũng hết bện như ông mà không phải giải phẫu gì cả.
Trên đây là vài ca điển hình cho thấy “giản thuật Quay cổ tay” có thể trị được nhiều bệnh khó và mãn tính (bệnh kinh niên) một cách dễ dàng và nhanh chóng đến bất ngờ.
Nhiều người hỏi tôi là tại sao Thầy lại nghĩ ra nhiều cách trị bệnh hay quá vậy. Tôi nói tại tôi muốn giúp những người làm biếng giống như tôi, có cách trị bệnh tốt nhất mà không phải tốn tiền, tốn thì giờ. Nên tôi muốn tìm ra nhiều cách trị bệnh để giúp cho bệnh nhân tự chữa theo hướng “Dân tộc, khoa học, đại chúng, và kinh tế” như tôi đã viết trong Tâm ngôn Diện Chẩn là “Nghĩ mãi ắt ra, làm mãi ắt được”. Cho nên từ chỗ vận dụng thuyết Đồng ứng tôi yêu cầu học trò tự chữa vẹo cổ bằng cách Quay cổ tay. Vì cổ tay đồng hình với cổ gáy nên đã đạt kết quả tốt đẹp và nhanh chóng. Tiếp đó tôi tiếp tục tiến hành kiểm nghiệm trên các bệnh khác như đi không được do liệt nửa người, viêm đau các ngón tay và chân .v.v…
Tổng kết lại phương pháp Quay Cổ Tay
Đây là một phương pháp tự phòng và trị bệnh đơn giản. Chúng ta chỉ cần quay cổ tay 200 lần (theo chiều thuận nhất của mỗi người), ngày làm từ 3 – 4 lần cho các bệnh khó và mãn tính. Khi quay cổ tay nhiều lần, tác động cộng gộp của nó tương tự như 1 dòng nước xoáy với sức mạnh gấp nhiều lần so với 1 dòng nước chảy. Nó cũng cho hình ảnh tương tự như khi ta dùng máy để khoan 1 lỗ trên gỗ hay bê tông… Điểm đặc biệt nữa của Quay cổ tay là nó làm lưu thông khí huyết từ đầu đến chân (cho cảm giác ấm nóng khắp cơ thể), chứ không chỉ có tác dụng ở phần thân trên. Mà cổ tay và cổ chân lại đồng ứng với nhau nên ta không cần quay cổ chân.
Nhưng tại sao một kỹ thuật hết sức đơn giản lại có thể trị được nhiều bệnh khác nhau như vậy? Tôi xin tạm giải thích theo lý thuyết về hệ kinh lạc của môn châm cứu như sau: trên hai cổ tay có đến 6 đường kinh mạch đi qua nó. Gồm các kinh: Thủ thái âm phế kinh, Thủ dương minh đại trường kinh, Thủ thiếu âm tâm kinh, Thủ thái dương tiểu trường kinh, Thủ quyết âm tâm bào kinh, Thủ thiếu dương tam tiêu kinh. Vì thế khi quay cổ tay sẽ kinh động đến kinh phế, kinh đại trường, kinh tâm, kinh tiểu trường, kinh tâm bào, kinh tam tiêu. Theo lý luận căn bản của Đông y thì việc khí huyết lưu thông mạnh mẽ sẽ làm bệnh được tiêu trừ. Hoặc có thể giải thích theo thuyết Đồng ứng: Quay cổ tay sẽ tác động đến cổ gáy, mà cổ gáy gồm 7 đốt sống cổ. Mỗi đốt lại liên quan đến các cơ quan nội tạng khác nhau trong cơ thể (xin xem BẢNG THAM KHẢO SỰ LIÊN QUAN CỦA 7 ĐỐT SỐNG CỔ VỚI CƠ QUAN NỘI TẠNG bên dưới).
Chính vì vậy mà Quay cổ tay có những tác dụng sau:
1/ Làm nóng người hay mát người (từng bộ phận của cơ thể cho đến toàn thân).
2/ An thần, giúp tạo rất ngủ dễ dàng.
3/ Làm hồng hào da mặt.
4/ Làm tiêu u, tiêu bướu.
5/ Làm mạnh sinh lý (cho cả nam lẫn nữ).
6/ Giảm sưng đau xương khớp.
7/ Làm mạnh gân cốt.
8/ Làm săn chắc da thịt.
CHÚ Ý:
Quay Cổ Tay là phương pháp mang cả 2 tính Âm và Dương:
-Bàn tay xoay theo chiều kim đồng hồ là chiều Dương, làm nóng người. Trái lại, bàn tay xoay chiều kim đồng hồ là chiều Âm, làm mát người.
-Khi quay cùng lúc cả 2 bàn tay với bàn tay trái theo chiều kim đồng hồ (Dương) thì theo phản xạ, tự động tay phải sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm) tức cân bằng Âm Dương, bình ổn nhiệt độ trong người.Trái lại, khi tay trái xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm), tay phải tự động xoay thuận chiều kim đồng hồ (Dương) tức cũng cân bằng Âm Dương.
-Riêng về trường hợp cần làm ấm, nóng người, xoay tay theo chiều Dương, thì cơ thể có thể ấm, nóng lên rất nhanh nếu ta quay nhiều lần, cho nên phải cẩn thận theo dõi kỹ cơ thể để biết hạn chế đúng lúc. Không nên làm quá nhiều để tránh tác dụng phụ không mong muốn là sinh u nhọt do nóng nhiệt trong người.
Nhìn chung, QUAY CỔ TAY chủ trị:
1/Điều hòa nhiệt độ cơ thể: tùy lúc mà cần nóng hay cần mát người.
1/ Thoái hóa cột sống cổ.
2/ Viêm khớp khó co bóp các ngón tay, chân.
3/ Liệt chân không đi được do tai biến mạch máu não.
4/ Mất ngủ.
5/ Bị u, bướu ở các bộ phận trong cơ thể.
6/ Các chứng bệnh khác do khí huyết bị bế tắc trong cơ thể.
SỰ LIÊN QUAN CỦA 7 ĐỐT SỐNG CỔ VỚI CƠ QUAN NỘI TẠNG
Đốt sống Bộ phận Tác động và triệu chứng
C1 Cung cấp máu cho não – Tuyến yên – Tai trong – Hệ thần kinh giao cảm. Đau đầu, căng thẳng , mất ngủ, cao huyết áp, yếu thần kinh, đãng trí, ngất xỉu, chứng mệt mỏi.
C2 Mắt – Dây Thần kinh mắt – Tĩnh mạch – Tai giữa – Lưỡi. Viêm xoang, chảy nước mũi xanh, đau tai, ù tai, lãng tai, điếc , mờ mắt, đau mắt.
C3 Má – Tai ngoài – Răng – Xương miệng. Đau đầu, căng thẳng , mất ngủ, cao huyết áp, yếu thần kinh, đãng trí, ngất xỉu, đau nửa đầu, chứng mệt mỏi.
C4 Mũi – Môi – Miệng – Tai trong. Sốt nóng lạnh, chảy nước mũi, ù tai, lãng tai, viêm yết hầu, sưng Amydan.
C5 Dây thanh quản – Yết hầu. Viêm thanh quản, viêm cổ họng, khan tiếng, nhức vai.
C6 Cơ gáy – Cơ vai – Amydan. Mỏi gáy, tê tay, viêm Amydan, thượng vị, viêm thanh quản, ho liên tục.
C7 Tuyến giáp – Vai – Khớp cù trỏ. Cảm cúm, viêm tinh hoàn, viêm, giãn nở tuyến giáp.
CẦN NÓI THÊM VỀ KẾT QUẢ RẤT CÓ Ý NGHĨA CỦA QUAY CỔ TAY: TRỊ LÀNH CHỨNG BẠI LIỆT
Gần đây nhất, tôi có hướng dẫn qua điện thoại một ca bị liệt nửa người khiến không thể đi được, do tai biến mạch máu não. Đó là cô bạn thân của tôi hồi Trung học, tên Hà Thị Bê, 70 tuổi, đang ở đường Bùi Viện quận 1. Sau khi làm theo cách tôi chỉ, hơn nửa tháng sau cô điện thoại báo tin cho tôi biết là đã đi được rồi! Tôi mừng quá, liền hỏi xem cô có làm gì khác không thì cô bảo: “tôi chỉ làm theo cách anh đã chỉ là Quay cổ tay mà thôi, làm 200 cái nhưng làm đến 5 lần một ngày. Trước đó tôi có dùng thuốc nhưng uống mãi không thấy chuyển biến gì nên mới hỏi anh và làm theo cách anh chỉ thì đi lại được”.
Thư của bệnh nhân Hà thị Bê như sau:
SG – 03/05/2016
Kính gởi Thầy Bùi Quốc Châu
Tôi tên Hà Thị Bê, sinh năm 1945, 74 tuổi, ngày 10/04/2016 tôi bị đột quỵ xuội một bên, tay chân phải có vấn đề, mặt cũng không thấy rỏ.
Tôi nằm suốt 4 ngày, không muốn ăn uống gì, tôi đi cấp cứu ở bệnh viện Y Học dân tộc 273 Nguyễn Văn Trổi F.10, Q. Phú Nhuận. nơi đây BS chẩn đoán tội bị nhồi máu não và ra toa bổ khí thông huyết, vũ hoàng tĩnh tâm, tôi uống được 5 ngày và thấy đở nhưng vẫn không đi được, đo mỡ trong máu thấy cao quá tôi nghĩ mình bị đột quỵ là do ăn nhiều mỡ. tôi hoảng hồn chỉ ăn cá kho và rau luộc suốt 20 ngày ngán quá.
May nhớ đến thầy Châu gọi điện cầu cứu, thầy bảo quay cổ tay 200 cái /lần. tôi bèn quay cổ tay khi quay được vài lần thì có cái gì đó châm chích cổ chân bắt phải cựa quậy, làm tiếp đến thì cũng thế. Đến lần thứ năm thì hết châm chích và chân phải thông thả đi được ngày một mạnh lên và giảm đến 90%.
Thật sung sướng lẫn ngạc nhiên và phục thầy quá chừng, còn về tan mỡ thầy bảo tác động vào tam giác gan mỡ sẽ không tích tụ trong người nữa.
Tôi nghe lời thầy mổi ngày tác động vào tam giác gan và kết quả đi thử máu bình thường.
Thật cám ơn thầy Châu đã chỉ tôi tác động vào tam giác gan và quay cổ tay mà cứu được một mạng người, không phải tập vật lý trị liệu tốn thời gian và tiền bạc.
Xin ơn trên ban phước cho thầy trí tuệ sang suốt hơn người để cứu vớt chúng sanh.
Kính chúc thầy cô và gia quyến được mọi ân sủng từ Thiên Chúa.
Thân thương
Hà Thị Bê
Sau đó còn có một trường hợp bị đau các khớp ngón tay là em gái tôi, tên Bùi Thanh Tâm, 60 tuổi. Bàn tay bệnh nhân bị liệt, không thể nắm lại được vì khi nắm lại các khớp rất đau. Tôi cũng hướng dẫn cách Quay cổ tay 200 cái, ngày 3 lần. Chỉ trong 2 tuần sau, khi nắm bàn tay lại thì hoàn toàn không đau nữa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
6 ĐƯỜNG THẦN THÁNH
6 ĐƯỜNG THẦN THÁNH HỆ THẦN KINH là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể con người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể. Hệ...
-
6 ĐƯỜNG THẦN THÁNH HỆ THẦN KINH là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể con người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể. Hệ...
-
Có người hỏi: - Massage bấm huyệt nhìn như xoa bóp vậy, có biết bệnh của người ta không? Đáp: - Biết chứ Đông y đặt tên nó là : Nhóm huyệt ...
-
...Ngồi bên đống lửa thì nóng, ngồi dưới bóng cây thì mát. Vậy nên, không thể nói rằng nếu bạn không thể bình yên ở chỗ này thì không thể bì...