SỰ KÌ DIỆU CỦA BÀN TAY (Phan Vũ Bình)
Hôm trước mình có 1 bài viết về ngón chân cái ở chân rồi, hôm nay viết tiếp sự kì diệu của bàn tay cho đủ bộ. Thực sự càng ứng dụng càng thấy sự kì diệu của cơ thể chúng ta, nhiều trường hợp điều trị đến mình cũng phải thốt lên “ối sao nhanh quá, nhanh hơn cả dùng thuốc rồi”, hiệu quả nhanh tới không ngờ. Bắt đầu nhé, bạn có biết rằng bàn tay của chúng ta có thể chữa được những bệnh sau:
Thứ nhất là nếu một ngày đẹp trời, bỗng nhiên bạn thấy cảm giác vùng cổ của mình bị cứng, có thể kèm theo đau vùng chẩm gáy, lúc này hãy bấm huyệt Lạc Chẩm. Huyệt Lạc Chẩm (H1), vị trí nằm ở mu bàn tay, giữa đốt xương bàn tay ngón 2 và 3, sau khớp nối bàn và ngón tay khoảng 0,5 thốn. Tên như ý nghĩa, chẩm có nghĩa là chẩm gáy, cho nên lúc này, hãy bấm mạnh vào huyệt này thì tình trạng bệnh sẽ đỡ. Ngoài ra kết hợp vuốt ngón tay nhẫn (thuộc đường kinh Tam Tiêu) và bấm Tam Dương Lạc, thì mình đảm bảo hiệu quả cực nhanh.
Thứ hai là nếu bạn bị đau nửa đầu (migraine) và buồn nôn, lúc này hãy vuốt mạnh 2 bên của ngón tay giữa (đường đi của kinh quyết âm can) sẽ đỡ hiện tượng nhức đầu buồn nôn.
Tiếp tụp, mỗi ngày sáng thức dậy, hãy thường xuyên vê mạnh 10 đầu ngón tay của mình, thực sự mà nói phương pháp này chữa được rất rất nhiều bệnh, điều kiện là bạn áp dụng mỗi ngày. Mình có 1 trường hợp bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung, cũng hướng dẫn cho bệnh nhân dùng phương pháp tự tập luyện để khai thông sự bế tắc 1 vài vị trí trên cơ thể của bệnh nhân, và 1 trong những bài tập mình dặn đi dặn lại làm mỗi ngày là vê 10 đầu ngón tay và ngón chân. Kết quả bệnh nhân phản hồi rất tốt, thể trạng cải thiện rõ rệt lên trông thấy và đến nay gần 2 năm, bệnh nhân vẫn kiên trì tập phương pháp mình hướng dẫn mỗi ngày.
Thứ tư, dân đông y ai cũng nằm lòng câu “Đầu hạng tầm liệt khuyết, Diện khẩu hợp cốc thâu”. Vâng, mình đang nói đến 1 huyệt rất quan trọng, được mệnh danh là tủ thuốc của cơ thể-huyệt Hợp cốc (H2). Theo như câu nói ở trên thì lúc nào bị đau răng miệng hay vùng mặt thì hãy bấm huyệt Hợp Cốc. Nhưng thực tế huyệt này nằm ở phần đầu của kinh Dương Minh đại trường, nên phạm vi ứng dụng huyệt này rất rộng, vừa có thể giảm đau, cân bằng tỳ vị, cải thiện chức năng tiêu hóa (viêm dạ dày, trường bụng), tăng miễn dịch, làm đẹp dưỡng nhan.
Thứ năm, nếu đau vai không dơ tay lên được, hãy bấm huyệt Ngư Tế (H3) và Hợp Cốc, bấm ngày 3 lần, mỗi lần 1 phút thì bạn sẽ ngạc nhiên thấy cái vai của mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều.
Thứ sáu, người già răng yếu, nướu yếu, hay đau răng hoặc những người nào đánh răng hay bị chảy máu thì hãy vuốt và nhéo 8 kẽ ngón tay mỗi ngày để cải thiện tình trạng trên, nhất là tình trạng chảy máu chân răng, hiệu quả rất nhanh.
Thứ bảy, nói về các khe bàn tay. Nếu bạn gặp tình trạng bị 1 số vấn đề về tim mạch, hay là bị hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim không đều thì hãy vuốt mạnh khe 2 ngón tay út và áp út (H4) ngay vùng huyệt Thiếu Phủ, vuốt từ trong bàn tay ra khe ngón tay để chữa. Tiếp tục, vuốt khe bàn tay ngón 3 (ngón giữa) và 4 (ngón nhẫn) để chữa đau vai gáy, điều chỉnh các bệnh lý hô hấp. Và hãy vuốt khe bàn tay ngón 1 và 2 để chữa các bệnh về gan và dạ dày.
Thứ tám, bạn bị ra mồ hôi tay chân, hãy chà mặt trong giữa khe 2 ngón tay trỏ và ngón giữa (H5) là sẽ đỡ, có 1 vài trường hợp thì hết bệnh.
Thứ chín, bạn bị viêm mũi dị ứng, dị ứng phấn hoa hay thời tiết thì hãy vuốt ngón tay giữa mỗi ngày, ngày 3 lần thì dần dần bệnh sẽ đỡ và hết. Còn nếu như sáng mai ngủ dậy thường xuyên có hiện tượng chảy nước mũi thì hãy vuốt dọc phần từ cổ tay tới ngón tay cái (H6) mỗi ngày nhé, mũi khô ngay. Nhắc đến ngón tay giữa thì thực sự mình thấy điều trị được rất nhiều cái hay ho nữa, ví dụ như đau lưng cũng có thể biểu hiện lên đốt thứ 3 ngón tay giữa, lúc này vuốt ở đây sẽ đỡ đau lưng. Hay như mỗi chứng nấc cụt, cứ vuốt ngón tay giữa kiểu gì cũng hết.
Tạm thế đã, lưu ý các huyệt trên ngày làm 3 lần, mỗi lần 1-2 phút cho mỗi huyệt. Ứng dụng của bàn tay trong chữa bệnh thì nhiều nhưng trong 1 bài viết khó mà nói hết được. Nếu bạn hiểu được nguyên lý thì lúc này bất cứ bộ phận nào trên bàn tay đều chữa được bệnh hết. Ai muốn hiểu được nguyên lý, hãy đọc bài viết về Vạn Vật Đồng Nhất Thể trước đây của mình.
Và hãy ghi nhớ, một vật dù vô dụng nhưng nếu đặt nó vào đúng thời gian và vị trí nhất định thì nó sẽ thành hữu dụng, giống như kẻ tiểu nhân, nếu ở vào thời điểm và môi trường thích hợp, thì dù là tiểu nhân cũng phát huy được tác dụng to lớn. Đó là nguyên lý đắc thời, đắc vị trong kinh dịch. Với huyệt cũng vậy, một huyệt rất tầm thường, nhưng ở vào 1 thời điểm nào đấy nó lại phát huy tác dụng chữa bệnh một cách phi thường. Quan trọng bạn có thể tìm ra được thời điểm đó hay không mà thôi. Lúc bạn hiểu được nguyên tắc này, bạn sẽ không còn lệ thuộc tác dụng của huyệt theo sách vở nữa mà sẽ thấy hẳn một bầu trời kiến thức vô tận đang chờ mình khai thác.
Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với mọi người, chúc mọi người ngày mới an lạc.
5
Hôm trước mình có 1 bài viết về ngón chân cái ở chân rồi, hôm nay viết tiếp sự kì diệu của bàn tay cho đủ bộ. Thực sự càng ứng dụng càng thấy sự kì diệu của cơ thể chúng ta, nhiều trường hợp điều trị đến mình cũng phải thốt lên “ối sao nhanh quá, nhanh hơn cả dùng thuốc rồi”, hiệu quả nhanh tới không ngờ. Bắt đầu nhé, bạn có biết rằng bàn tay của chúng ta có thể chữa được những bệnh sau:
Thứ nhất là nếu một ngày đẹp trời, bỗng nhiên bạn thấy cảm giác vùng cổ của mình bị cứng, có thể kèm theo đau vùng chẩm gáy, lúc này hãy bấm huyệt Lạc Chẩm. Huyệt Lạc Chẩm (H1), vị trí nằm ở mu bàn tay, giữa đốt xương bàn tay ngón 2 và 3, sau khớp nối bàn và ngón tay khoảng 0,5 thốn. Tên như ý nghĩa, chẩm có nghĩa là chẩm gáy, cho nên lúc này, hãy bấm mạnh vào huyệt này thì tình trạng bệnh sẽ đỡ. Ngoài ra kết hợp vuốt ngón tay nhẫn (thuộc đường kinh Tam Tiêu) và bấm Tam Dương Lạc, thì mình đảm bảo hiệu quả cực nhanh.
Thứ hai là nếu bạn bị đau nửa đầu (migraine) và buồn nôn, lúc này hãy vuốt mạnh 2 bên của ngón tay giữa (đường đi của kinh quyết âm can) sẽ đỡ hiện tượng nhức đầu buồn nôn.
Tiếp tụp, mỗi ngày sáng thức dậy, hãy thường xuyên vê mạnh 10 đầu ngón tay của mình, thực sự mà nói phương pháp này chữa được rất rất nhiều bệnh, điều kiện là bạn áp dụng mỗi ngày. Mình có 1 trường hợp bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung, cũng hướng dẫn cho bệnh nhân dùng phương pháp tự tập luyện để khai thông sự bế tắc 1 vài vị trí trên cơ thể của bệnh nhân, và 1 trong những bài tập mình dặn đi dặn lại làm mỗi ngày là vê 10 đầu ngón tay và ngón chân. Kết quả bệnh nhân phản hồi rất tốt, thể trạng cải thiện rõ rệt lên trông thấy và đến nay gần 2 năm, bệnh nhân vẫn kiên trì tập phương pháp mình hướng dẫn mỗi ngày.
Thứ tư, dân đông y ai cũng nằm lòng câu “Đầu hạng tầm liệt khuyết, Diện khẩu hợp cốc thâu”. Vâng, mình đang nói đến 1 huyệt rất quan trọng, được mệnh danh là tủ thuốc của cơ thể-huyệt Hợp cốc (H2). Theo như câu nói ở trên thì lúc nào bị đau răng miệng hay vùng mặt thì hãy bấm huyệt Hợp Cốc. Nhưng thực tế huyệt này nằm ở phần đầu của kinh Dương Minh đại trường, nên phạm vi ứng dụng huyệt này rất rộng, vừa có thể giảm đau, cân bằng tỳ vị, cải thiện chức năng tiêu hóa (viêm dạ dày, trường bụng), tăng miễn dịch, làm đẹp dưỡng nhan.
Thứ năm, nếu đau vai không dơ tay lên được, hãy bấm huyệt Ngư Tế (H3) và Hợp Cốc, bấm ngày 3 lần, mỗi lần 1 phút thì bạn sẽ ngạc nhiên thấy cái vai của mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều.
Thứ sáu, người già răng yếu, nướu yếu, hay đau răng hoặc những người nào đánh răng hay bị chảy máu thì hãy vuốt và nhéo 8 kẽ ngón tay mỗi ngày để cải thiện tình trạng trên, nhất là tình trạng chảy máu chân răng, hiệu quả rất nhanh.
Thứ bảy, nói về các khe bàn tay. Nếu bạn gặp tình trạng bị 1 số vấn đề về tim mạch, hay là bị hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim không đều thì hãy vuốt mạnh khe 2 ngón tay út và áp út (H4) ngay vùng huyệt Thiếu Phủ, vuốt từ trong bàn tay ra khe ngón tay để chữa. Tiếp tục, vuốt khe bàn tay ngón 3 (ngón giữa) và 4 (ngón nhẫn) để chữa đau vai gáy, điều chỉnh các bệnh lý hô hấp. Và hãy vuốt khe bàn tay ngón 1 và 2 để chữa các bệnh về gan và dạ dày.
Thứ tám, bạn bị ra mồ hôi tay chân, hãy chà mặt trong giữa khe 2 ngón tay trỏ và ngón giữa (H5) là sẽ đỡ, có 1 vài trường hợp thì hết bệnh.
Thứ chín, bạn bị viêm mũi dị ứng, dị ứng phấn hoa hay thời tiết thì hãy vuốt ngón tay giữa mỗi ngày, ngày 3 lần thì dần dần bệnh sẽ đỡ và hết. Còn nếu như sáng mai ngủ dậy thường xuyên có hiện tượng chảy nước mũi thì hãy vuốt dọc phần từ cổ tay tới ngón tay cái (H6) mỗi ngày nhé, mũi khô ngay. Nhắc đến ngón tay giữa thì thực sự mình thấy điều trị được rất nhiều cái hay ho nữa, ví dụ như đau lưng cũng có thể biểu hiện lên đốt thứ 3 ngón tay giữa, lúc này vuốt ở đây sẽ đỡ đau lưng. Hay như mỗi chứng nấc cụt, cứ vuốt ngón tay giữa kiểu gì cũng hết.
Tạm thế đã, lưu ý các huyệt trên ngày làm 3 lần, mỗi lần 1-2 phút cho mỗi huyệt. Ứng dụng của bàn tay trong chữa bệnh thì nhiều nhưng trong 1 bài viết khó mà nói hết được. Nếu bạn hiểu được nguyên lý thì lúc này bất cứ bộ phận nào trên bàn tay đều chữa được bệnh hết. Ai muốn hiểu được nguyên lý, hãy đọc bài viết về Vạn Vật Đồng Nhất Thể trước đây của mình.
Và hãy ghi nhớ, một vật dù vô dụng nhưng nếu đặt nó vào đúng thời gian và vị trí nhất định thì nó sẽ thành hữu dụng, giống như kẻ tiểu nhân, nếu ở vào thời điểm và môi trường thích hợp, thì dù là tiểu nhân cũng phát huy được tác dụng to lớn. Đó là nguyên lý đắc thời, đắc vị trong kinh dịch. Với huyệt cũng vậy, một huyệt rất tầm thường, nhưng ở vào 1 thời điểm nào đấy nó lại phát huy tác dụng chữa bệnh một cách phi thường. Quan trọng bạn có thể tìm ra được thời điểm đó hay không mà thôi. Lúc bạn hiểu được nguyên tắc này, bạn sẽ không còn lệ thuộc tác dụng của huyệt theo sách vở nữa mà sẽ thấy hẳn một bầu trời kiến thức vô tận đang chờ mình khai thác.
Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với mọi người, chúc mọi người ngày mới an lạc.